Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo
Địa chỉ: Phòng 609, Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà NộiĐiện thoại: (024) 37547347
TS. Dương Quang Khánh
TRƯỞNG PHÒNG
Email: khanhdq@vnu.edu.vn
Chức năng
Tham mưu, giúp việc Viện trưởng thực hiện công tác quản lý hoạt động khoa học công nghệ (KHCN), quản lý dự án đầu tư về khoa học và công nghệ, quản lý hoạt động hợp tác phát triển, và quản lý hoạt động đào tạo và công tác người học.
Nhiệm vụ
1. Quản lý hoạt động khoa học công nghệ
- Tham mưu cho Viện trưởng về xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển các hoạt động khoa học công nghệ, ban hành các quy định, hướng dẫn quản lý KH&CN;
- Đầu mối tổ chức xây dựng, triển khai, theo dõi và giám sát kế hoạch, chiến lược phát triển KH&CN;
- Tổ chức xây dựng đề xuất, đăng ký, thẩm định, theo dõi, giám sát việc thực hiện các đề tài/nhiệm vụ khoa học trong và ngoài ĐHQGHN (kể cả đề tài/nhiệm vụ khoa học hợp tác quốc tế);
- Quản lý, lưu giữ hồ sơ đề tài khoa học công nghệ các cấp theo quy định.
- Quản lý, khai thác các sản phẩm KH&CN;
- Quản lý, tổ chức các hoạt động sở hữu trí tuệ: tư vấn, quản lý, xúc tiến hoạt động sở hữu trí tuệ…;
- Quản lý, tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, tài năng trẻ sáng tạo;
- Tổ chức xét chọn các công trình khoa học công nghệ tiêu biểu để trao giải thưởng khoa học công nghệ các cấp;
- Tham mưu cho Viện trưởng về các hình thức khen thưởng, khuyến khích hoạt động khoa học công nghệ;
- Tổ chức thẩm định, in ấn và phát hành sách chuyên khảo, sách giáo trình, sách tham khảo, các ấn phẩm khoa học và các tài liệu thông báo, quảng bá kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ;
- Tổ chức giới thiệu, quảng bá kết quả hoạt động khoa học công nghệ của Viện, các công trình, sản phẩm khoa học công nghệ xuất sắc của cán bộ, sinh viên trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Tổ chức, theo dõi, giám sát và hỗ trợ hoạt động hội nghị/hội thảo khoa học, seminar, các chuyên san, tạp chí khoa học;
- Tư vấn và tổ chức các hoạt động liên kết, phối hợp nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ cũng như chuyển giao các kết quả hoạt động khoa học công nghệ với các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp và các đơn vị có nhu cầu;
- Phối hợp với phòng Hành chính – Tổng hợp, cập nhật lý lịch khoa học của cán bộ, viên chức trong Viện và cung cấp thông tin đưa lên website; xây dựng và thường xuyên cập nhật cơ sở dữ liệu về năng lực khoa học công nghệ của Viện. Quản lý và xác nhận lý lịch khoa học của cán bộ khoa học trong toàn Viện;
- Trưởng phòng KHCN&ĐT là uỷ viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Viện; đầu mối chuẩn bị tài liệu cho các phiên họp Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
- Đầu mối quản lý nghiệp vụ đối với các trung tâm, đơn vị nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trực thuộc Viện.
2. Công tác quản lý, thực hiện dự án KH&CN
- Tư vấn cho Viện trưởng trong việc xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về đầu tư mới, đầu tư phát triển, đầu tư nâng cấp, đầu tư tăng cường năng lực trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, thực hành trong toàn Viện;
- Tổ chức thực hiện các quy trình triển khai kế hoạch đầu tư của các dự án KH&CN; theo dõi và giám sát tiến độ thực hiện dự án KH&CN; tổ chức việc báo cáo, đánh giá, giám định kết quả thực hiện dự án theo quy định;
- Đầu mối phối hợp với Bộ phận Kế hoạch – Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện kế hoạch giải ngân của các dự án; phối hợp với phòng Hành chính – Tổng hợp, bộ phận Kế hoạch – Tài chính và các đơn vị liên quan tiếp nhận, bàn giao, nghiệm thu dự án;
- Quản lý, giám sát việc khai thác sử dụng hiệu quả các trang thiết bị khoa học công nghệ.
3. Công tác hợp tác phát triển
- Tổ chức xây dựng, triển khai, theo dõi và giám sát kế hoạch hoạt động hợp tác trong nước và ngoài nước;
- Quản lý các văn bản hợp tác trong và ngoài nước;
- Quản lý đoàn ra, đoàn vào quốc tế;
- Tổ chức, quản lý các hoạt động hợp tác phát triển trong nghiên cứu và đào tạo, thúc đẩy chuyển giao các kết quả hoạt động khoa học công nghệ;
- Tổ chức xây dựng, in ấn và phát hành tài liệu giới thiệu, quảng bá hình ảnh của Viện bằng tiếng Anh;
- Làm đầu mối tiếp nhận và theo dõi hoạt động của các chương trình tài trợ, học bổng, các dự án, phòng thí nghiệm hợp tác đối với các đối tượng thụ hưởng trong Viện;
- Tham mưu cho Viện trưởng quyết định việc xây dựng hệ thống các văn bản hướng dẫn, quản lý các hoạt động liên quan đến công tác hợp tác phát triển;
- Đầu mối phối hợp với phòng Hành chính – Tổng hợp hỗ trợ thực hiện kịp thời và đúng quy định các thủ tục liên quan chuẩn bị cho các đoàn cán bộ lãnh đạo của Viện đi công tác ở nước ngoài và đón các đoàn nước ngoài tới làm việc với Viện theo chỉ đạo của Viện trưởng;
- Đầu mối quản lý và tổ chức thực hiện quy trình tiếp nhận chuyên gia nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại Viện.
4. Công tác quản lý đào tạoCông tác tuyển sinh
- Đăng ký chỉ tiêu, quảng bá và tổ chức tuyển sinh đối với các loại hình đào tạo.
- Xét tuyển, nhập học với các loại hình (hoàn thiện hồ sơ trúng tuyến); hậu kiểm.
- Công tác chương trình, học liệu
- Xây dựng quy hoạch, đề án mở ngành, chuẩn đầu ra, thực hiện các điều kiện đảm bảo chất lượng.
- Cập nhật, điều chỉnh chương trình đào tạo.
- Biên soạn giáo trình, bài giảng, bài giảng điện tử.
- Biên soạn, cập nhật đề cương học phần, ngân hàng câu hỏi.
Công tác triển khai giảng dạy
- Xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa và năm học.
- Phân công giảng dạy: trong viện và mời giảng.
- Xếp thời khóa biểu; triển khai cho học viên đăng ký môn học, chuyên đề.
- Theo dõi, thống kê giảng dạy và học tập.
- Chủ trì các hoạt động học tập cho học viên (các chương trình ngắn hạn và sau đại học); các hoạt động seminar, nghiên cứu khoa học cho học viên sau đại học.
- Phối hợp với bộ phận kế toán để thanh toán giảng dạy cho giảng viên mời.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá
- Xếp lịch thi, phân công cán bộ coi thi, đề thi từ ngân hàng câu hỏi hoặc mời ra đề thi.
- Tổ chức thi kết thúc học phần; quản lý bài thi và kết quả học phần.
- Tổ chức bảo vệ các chuyên đề của học viên sau đại học.
- Khảo sát phản hồi của học viên với học phần.
Công tác tốt nghiệp
- Tổ chức bảo vệ; đánh giá kết thúc chương trình đào tạo ngắn hạn.
- Đánh giá kết quả học tập, xét tốt nghiệp và đề nghị cấp bằng, chứng chỉ.
- Quản lý việc cấp phát văn bằng, chứng chỉ.
Công tác chính trị, tư tưởng học viên
- Định kỳ làm việc cũng như tiếp nhận và giải quyết các vấn đề liên quan đến công tác đào tạo của người học, tư vấn người học.
- Tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm nâng cao ý thức chính trị – tư tưởng, quán triệt và tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, của ĐHQGHN và của Viện; Giáo dục truyền thống, rèn luyện đạo đức, ý thức tổ chức, nếp sống văn minh cho người học.
- Nắm bắt và tổng hợp tình hình tư tưởng của học viên, phản ánh kịp thời với Chi ủy, Ban Lãnh đạo Viện để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi có vấn đề phát sinh.
Công tác quản lý học viên
- Tổ chức lễ khai giảng, bế giảng, trao bằng.
- Quản lý hồ sơ học viên; quản lý lớp học.
- Tổ chức in, cấp phát, quản lý thẻ học viên.
- Tiếp học viên, giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến học viên; xác nhận, giới thiệu học viên với các cơ quan ngoài viện.
- Xây dựng kế hoạch thu học phí (định mức thu, thời gian thu,…), cảc khoản thu dịch vụ khác của học viên.
- Giải quyết các thủ tục cho học viên ngừng, nghỉ/thôi học.
- Quản lý các nguồn học bổng ngoài ngân sách; thực hiện chế độ, chính sách đối với học viên.
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích khác cho học viên trong quá trình học tập.
Công tác cựu học viên
- Khảo sát việc làm của cựu học viên; phát triển mạng lưới và quản lý cơ sở dữ liệu cựu học viên; phát triển các nguồn lực từ cựu học viên để hỗ trợ cho học viên và Viện.