GIỚI THIỆU CHUNG

Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội là một viện nghiên cứu thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội, có sứ mệnh đào tạo chuyên gia chất lượng cao ở bậc tiến sĩ, tham gia đào tạo đại học và sau đại học thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin tại các trường đại học và các đơn vị trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội; nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng, tư vấn và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông nhằm góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ, phổ cập công nghệ mới cho các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước.

Viện Công nghệ Thông tin hiện có 5 đơn vị nghiên cứu và phát triển công nghệ: (1) Cơ sở dữ liệu và hệ thống thông tin; (2) An toàn hệ thống thông tin; (3) Công nghệ mạng và truyền thông; (4) Công nghệ nhận dạng và xử lý ngôn ngữ tự nhiên; (5) Công nghệ đa phương tiện và thực tại ảo. Đội ngũ các nhà khoa học của Viện Công nghệ Thông tin đang triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ ngành, cấp ĐHQGHN và quốc tế liên quan đến các vấn đề công nghệ quan trọng như: khoa học dữ liệu; trí tuệ nhân tạo (AI); thực tại ảo/thực tại tăng cường (VR/AR); xử lý ảnh/video; an toàn thông tin; blockchain; Internet vạn vật (IoT); hệ thống nhúng; thiết kế vi mạch và FPGA, thiết kế bảo mật cho RFID…

  1. THÔNG TIN VỀ CHUYÊN NGÀNH TUYỂN SINH
  • Tên chuyên ngành:
    • Tên tiếng Việt: Quản lí hệ thống thông tin
    • Tên tiếng Anh: Management of Information Systems
    • Mã số chuyên ngành đào tạo: 9480205.01QTD
  • Tên văn bằng tốt nghiệp:
    • Tên tiếng Việt: Tiến sĩ chuyên ngành Quản lí hệ thống thông tin
    • Tên tiếng Anh: The Degree of Philosophy Doctor in Management of Information Systems
  • Hình thức tuyển sinh: Xét hồ sơ chuyên môn theo quy định của ĐHQGHN
  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  1. ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN
    • Về văn bằng và công trình đã công bố:
  2. Lí lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự, kỉ luật từ mức cảnh cáo trở lên.
  3. Có đủ sức khoẻ để học tập.
  4. Có bằng thạc sĩ thuộc các chuyên ngành:

+ Chuyên ngành phù hợp: Công nghệ thông tin, Quản lí Hệ thống thông tin, Kỹ thuật phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin.

+ Chuyên ngành gần: Hệ thống thông tin quản lí, Toán học tính toán, Truyền dữ liệu và Mạng máy tính, Đảm bảo toán học cho máy tính và các hệ thống tính toán; Cơ sở toán học cho tin học.

+ Các trường hợp có văn bằng thuộc các chuyên ngành khác thuộc ngành CNTT liên hệ với đơn vị đào tạo để được hướng dẫn chi tiết.

  1. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.
  2. Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người có bằng thạc sĩ nhưng chưa hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.
  3. Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lí do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lí do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.
  4. Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:

– Phẩm chất đạo đức, năng lực và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;

– Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

– Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

  • Yêu cầu về ngoại ngữ:

– Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt:

– Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ tương đương trình độ Bậc 4 trở lên (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam), được ĐHQGHN công nhận (chi tiết tại Phụ lục 1 và Phụ lục 2), trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

– Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

– Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.

– Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh sẽ thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.

  • Điều kiện về thâm niên công tác:
  • Phải có ít nhất hai năm hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực liên quan đến chuyên ngành Quản lí hệ thống thông tin (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự tuyển).
  1. CHỈ TIÊU TUYỂN SINH: 02 nghiên cứu sinh
  2. THÔNG TIN HỌC BỔNG
  • Học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh đáp ứng đủ điều kiện tại Phụ lục 3, Phụ lục 4 có thể đăng ký xét cấp học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc, ngoài việc nộp hồ sơ dự tuyển phải khai báo thông tin và nộp hồ sơ xét cấp học bổng tại địa chỉ sau http://hocbong.vnu.edu.vn
  • Học bổng đến từ các tổ chức doanh nghiệp khác: Học bổng VINIF (https://institute.vinbigdata.org/quy-vinif/) (hiện tại Viện CNTT đã có 2 NCS đạt học bổng VINIF), học bổng doanh nghiệp,…
  1. HỒ SƠ DỰ THI

Hồ sơ dự thi bao gồm:

  1. Đơn đăng ký dự tuyển;
  2. Sơ yếu lí lịch cá nhân;
  3. Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định; Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp;
  4. Đề cương nghiên cứu;
  5. Thư giới thiệu của tối thiểu một nhà khoa học;
  6. Các tài liệu liên quan khác theo yêu cầu của đơn vị đào tạo.
  7. Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lí trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
  8. Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe để học tập được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ;
  9. 04 ảnh 3*4 (ghi tên, ngày tháng năm, nơi sinh sau ảnh)

Thí sinh tải hồ sơ tại đây: https://drive.google.com/drive/folders/1NP4hqGxCuCgngl_A0IHdvdUhSmR_f6-t

  1.   ĐĂNG KÝ DỰ THI, THỜI GIAN THI VÀ LỆ PHÍ
    6.1.
     Đăng ký dự thi
  • Bước 1: Thí sinh nộp hồ sơ bản cứng trực tiếp tại Phòng 605 – Nhà E3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội hoặc chuyển qua đường bưu điện (nếu hồ sơ chuyển qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện)từ 8h00 ngày 05/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2022.
  • Bước 2: Truy cập vào cổng đăng ký tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ:http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn. Thời gian khai báo thông tin trực tuyến từ 8h00 ngày 05/05/2022 đến 17h00 ngày 30/08/2022.

Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.

  • Thời gian thi
  • Thời gian đánh giá Hồ sơ chuyên môn:từ ngày 26/09/2022÷ 28/09/2022.
  • Thời gian công bố kết quả tuyển chọn: Trước ngày 04/10/2022.
  • Thời gian nhập học: Trước ngày 28/10/2022.
  • Lệ phí đăng ký xét duyệt: 60.000đ/thí sinh/hồ sơ.
  • Lệ phí xét duyệt: 200.000đ/thí sinh/hồ sơ.
  • Phương thức nộp tiền: thí sinh có thể chuyển lệ phí tuyển sinh theo quy định vào tài khoản của Viện Công nghệ Thông tin hoặc nộp trực tiếp bằng tiền mặt tại Viện CNTT.
  • Thông tin chuyển tiền qua tài khoản:
  • Tên Tài khoản: Viện Công nghệ Thông tin – ĐHQGHN
  • Số TK: 22010000675377, ngân hàng BIDV chi nhánh Thăng Long

Mọi chi tiết xin liên hệ tại:

Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo, Viện Công nghệ Thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, Chuyên viên phụ trách: Bà Nguyễn Thị Hương. ĐT: 0902202466. Email: nthhuong@vnu.edu.vn. Phòng 605 – E3, 144 Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Website: https://www.iti.vnu.edu.vn. Điện thoại: (024)-37547347, Fax: (024)-37547347.

Trân trọng thông báo./.

 

 

 

DANH MỤC CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU VỀ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ

“QUẢN LÍ HỆ THỐNG THÔNG TIN”

STT Tên hướng nghiên cứu phục vụ đào tạo bậc Tiến sỹ Chức danh KH, học vị, họ tên cán bộ chủ trì thực hiện hướng nghiên cứu Số lượng NCS dự kiến tiếp nhận
1. Trí tuệ nhân tạo, khai phá dữ liệu (data mining), tính toán mềm (soft computing), Nhận dạng và tính toán mờ (Fuzzy Partent recognition and computing) PGS.TS. Lê Hoàng Sơn 2
2. An toàn thông tin cho thiết bị IoT, kiến trúc truyền thông trong mạng nơ-ron tích chập PGS.TS. Trần Xuân Tú 2
3. Nghiên cứu về kiến trúc hệ thống thông tin: quản trị hệ thống, đào tạo điện tử (e-learning), thương mại điện tử (e­-commerce), chính phủ điện tử (e-government),…; PGS.TS. Nguyễn Ái Việt 2
4. Trí tuệ nhân tạo, học máy, xử lí ảnh PGS.TS. Vũ Việt Vũ 2

 

Phụ lục 1
Bảng tham chiếu mức điểm tối thiểu một số chứng chỉ ngoại ngữ tương đương Bậc 4 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc
dùng cho Việt Nam sử dụng trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ của ĐHQGHN
Tiếng Anh

Khung năng lực
ngoại ngữ VN
IELTS TOEFL (4 kĩ năng) TOEIC Cambridge Exam Aptis (Hội đồng Anh) Standardized Test of Vietnamese
English Proficiency
Bậc 4 5.5 543 ITP
72 iBT
Reading 385
Listening 400
Speaking 160
Writing 150
B1 Preliminary: 160
B2 First: 160
C1 Advanced: 160
B1 Business Preliminary 160
B2 Business Vantage: 160
C1 Business Higher: 160
B2 General VSTEP.3-5 (6.0)

 

Một số thứ tiếng khác

Khung năng lực ngoại ngữ VN Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng Đức Tiếng Trung Tiếng Nhật
Bậc 4 ТРКИ-2 DELF B2
TCF B2
Goethe-Zertifikat B2,
TELC Deutsch B2,
DSD II (Viết/nói: 8-11 điểm;
Nghe/đọc: 8-13 điểm),
ÖSD -Zertifikat B2,
TestDaF-TDN4
ECL B2
HSK
Bậc 4
JLPT N2 (90)
NAT-TEST 2Q (100)
J-T

 

 

 

Phụ lục 2
Danh sách các cơ sở cấp chứng chỉ Ngoại ngữ được công nhận trong tuyển sinh
sau đại học của ĐHQGHN

  1. Chứng chỉ ngoại ngữ bậc 3, bậc 4
STT Cơ sở đào tạo Chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận
Tiếng Anh(*) Tiếng Nga Tiếng Pháp Tiếng
Trung
Tiếng
Đức
1. Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN
2. Trường ĐH Hà Nội
3. Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế
4. Trường ĐH SP TP. Hồ Chí Minh
5. Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Đà Nẵng
6. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
7. ĐH Thái Nguyên
8. Trường ĐH Cần Thơ
9. Trường ĐH Vinh
10. Học viện An ninh nhân dân

(*) Đối với chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh: các cơ sở đào tạo có số thứ tự từ 1 đến 8 được cấp từ ngày 15/5/2019, các cơ sở đào tạo còn lại được cấp từ ngày
08/5/2020.

 

 

  1. Các chứng chỉ tiếng Anh
STT Cơ sở cấp chứng chỉ Các chứng chỉ được công nhận
IELTS TOEFL TOEIC Cambridge
Exam
Aptis
1. Educational Testing
Service (ETS)
2. British Council (BC)
3. International
Development Program
(IDP)
4. Cambridge ESOL
  1. 3. Một số ngoại ngữ khác
STT Cơ sở cấp chứng chỉ Một số ngoại ngữ khác
tiếng
Nga
tiếng
Pháp
tiếng
Đức
tiếng
Trung
tiếng
Nhật
tiếng
Hàn
1. Viện tiếng Nga Quốc gia A.X.Puskin; Phân viện Puskin
2. Bộ Giáo dục Pháp
3. Viện Goethe, TELC, ZfA, ÖSD
4. Tổ chức Hán Ban, Trung Quốc
5. Japan Foundation (JLPT) Senmon Kyouiku Publishing Co.,Ltd (NAT-TEST);
Nihongo Kentei Kyokai (J – Test)
6. Viện Giáo dục Quốc tế quốc gia Hàn Quốc (NIIED)

 

 

Phụ lục 3

Quy định xét cấp học bổng của ĐHQGHN cho nghiên cứu sinh

và thực tập sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc

(Kèm theo thông báo số ………../ TB-CNTT ngày       tháng          năm 2022 của Viện trưởng Viện CNTT, ĐHQGHN)

Đối tượng và điều kiện đăng ký xét cấp học bổng nghiên cứu sinh

  1. Đối tượng đăng ký

Ứng viên đăng ký xét cấp học bổng nghiên cứu sinh là thí sinh có nguyện vọng dự tuyển đào tạo tiến sĩ hoặc nghiên cứu sinh đang tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ tại đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, có năng lực nghiên cứu tốt, có khả năng công bố quốc tế và cam kết đạt các chuẩn đầu ra theo Quy định này và Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành của Đại học Quốc gia Hà Nội.

  1. Điều kiện đăng ký
  2. a) Tuổi không quá 40 tính đến ngày quyết định công nhận nghiên cứu sinh;
  3. b) Có điểm trung bình chung học tập ở bậc đại học và thạc sĩ đạt tối thiểu từ 2.80 trở lên đối với ứng viên dự tuyển từ thạc sĩ; có điểm trung bình chung học tập ở bậc đại học đạt tối thiểu từ 2.80 trở lên đối với ứng viên dự tuyển từ cử nhân;
  4. c) Có đề cương nghiên cứu, trong đó dự kiến kế hoạch thực hiện để đạt được kết quả đầu ra của khóa đào tạo tiến sĩ tối thiểu như sau: Trong thời gian đào tạo, nghiên cứu sinh là tác giả chính (tác giả tên đầu/tác giả liên hệ) của tối thiểu 02 bài báo về kết quả nghiên cứu của luận án được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành thuộc danh mục các tạp chí ISI/Scopus, trong đó ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q1 (đối với lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ) hoặc ít nhất 01 bài đăng trên tạp chí được xếp hạng Q2 trở lên (đối với các lĩnh vực khác);
  5. d) Có nhà khoa học có uy tín bảo trợ giới thiệu. Nhà khoa học bảo trợ không nhất thiết là người hướng dẫn luận án của nghiên cứu sinh;

đ) Cam kết thực hiện các quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội về xét cấp học bổng cho nghiên cứu sinh có năng lực nghiên cứu xuất sắc (theo mẫu tại Phụ lục 4);

  1. e) Ngoài các điều kiện trên, ứng viên là thí sinh đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải đáp ứng các điều kiện tuyển sinh theo Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành; nghiên cứu sinh đang theo học chương trình đào tạo tiến sĩ phải còn thời gian học tập, nghiên cứu ít nhất từ 18 tháng trở lên trong thời gian đào tạo chuẩn theo quy định tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tham gia chương trình học bổng.

 

 

 

 

 

 Phụ lục 4

CAM KẾT THỰC HIỆN QUY ĐỊNH

XÉT CẤP HỌC BỔNG DÀNH CHO NGHIÊN CỨU SINH/THỰC TẬP SINH                 CÓ NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU XUẤT SẮC[1]

 

Họ và tên nghiên cứu sinh/thực tập sinh:                         Giới tính:

Ngày sinh:                                                                             Nơi sinh:

Chuyên ngành đăng ký dự tuyển:                                      Mã số:

 

Tôi đã tìm hiểu (Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành và) Quy định xét cấp học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc và nội quy, quy định của <đơn vị đào tạo>. Tôi cam kết thực hiện các nội dung sau đây:

  1. Đã tìm hiểu và có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc khi đăng ký tham gia chương trình học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc.
  2. Tự nguyện, đồng thuận cao, trách nhiệm cao và quyết tâm cao với việc học tập, nghiên cứu đáp ứng yêu cầu của (Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành và) quy định về xét cấp học bổng dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc.
  3. Tuân thủ (Quy chế đào tạo tiến sĩ hiện hành và) quy định về xét cấp học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho nghiên cứu sinh và thực tập sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc; chịu sự quản lý của đơn vị đào tạo trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc Quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội, của đơn vị đào tạo, của nhóm nghiên cứu, cũng như thực hiện mọi nghĩa vụ theo quy định của Nhà nước và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  4. Các công bố của tôi đều ghi tên đơn vị đào tạo thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội và chú thích là kết quả nghiên cứu được quỹ học bổng dành cho nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc của Đại học Quốc gia Hà Nội tài trợ theo quy định.
  5. Nỗ lực học tập, nghiên cứu để hoàn thành chương trình đúng thời hạn quy định.
  6. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính theo quy định của đơn vị đào tạo và của Đại học Quốc gia Hà Nội.
  Hà Nội, ngày        tháng      năm

Nghiên cứu sinh/Thực tập sinh

(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

[1] Ứng viên điều chỉnh đơn theo đúng vị trí là nghiên cứu sinh hay thực tập sinh sau tiến sĩ