Trong 2 ngày từ 01/12 đến 02/12/2023 vừa qua, Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội đã phối hợp cùng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì, cùng với sự đồng hành của Cục Chuyển đổi số Quốc gia, Hội tự động hóa Việt Nam và các cơ quan liên quan đã tổ chức Diễn đàn-Triển lãm Quốc gia về Công nghệ & Chuyển đổi số Giáo dục (EDTECH VIETNAM) lần thứ Nhất năm 2023.
Sự kiện EDTECH VIETNAM năm 2023 là một sự kiện có quy mô lớn nhằm giới thiệu các sản phẩm, giải pháp, trao đổi, thảo luận, đề xuất các nội dung liên quan đến đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Việt Nam với hy vọng sẽ rất có ý nghĩa đối với phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên, sinh viên, học sinh ứng dụng trong giáo dục như: AI, Big Data, Blockchain, Mertaverse, IoT cũng như các giải pháp MOOCs cho phát triển năng lực số và kỹ năng số cộng đồng. Diễn đàn gồm các chuỗi hoạt động: 01 diễn đàn về Công nghệ và Chuyển đổi số giáo dục với 02 phiên hội thảo chuyên đề tổ chức vào ngày 01/12/2023 tại Hội trường Nguyễn Văn Đạo – Đại học Quốc gia Hà nội; 01 lễ Tuyên dương “Sáng kiến giáo dục thông minh – SEI Awards” và trưng bày sản phẩm của các tổ chức giáo dục, các giải pháp công nghệ số diễn ra vào sáng ngày 02/12/2023 được truyền hình trực tiếp trên đài truyền Quốc gia tại Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội.
Phát biểu tại buổi khai mạc, PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Trong 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã giúp giáo dục đại học (GDĐH) có chuyển biến tích cực cả về chất lượng, hiệu quả và mức độ tiếp cận của người dân. Đánh giá chung giai đoạn 2013 – 2022, hệ thống GDĐH Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc nhưng chưa đủ tầm bứt phá để thu hẹp khoảng cách so với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bên cạnh đó, PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội đồng khoa học đã phát biểu: Khi CĐS việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật số như phương tiện truyền thông xã hội, trang web, tiếp thị qua email và hơn thế nữa để tuyển dụng và giữ chân sinh viên. Đo lượng sự thành công của thể chế và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu bằng cách sử dụng dữ liệu lớn. Số hóa các tài nguyên thư viện để chúng có sẵn trực tuyến và cho nhiều sinh viên cùng một lúc và cuối cùng chính là tạo ứng dụng di động để cập nhật cho sinh viên về các sự kiện, tin tức trong khuôn viên trường và hơn thế nữa.
PGS.TS. Hoàng Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội đồng khoa học
Đồng ý với những quan điểm trên, đại diện Đại học Quốc gia Hà nội (ĐHQGHN), TS. Lê Quang Minh – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin chia sẻ: Chuyển đổi số tại Đại học Quốc gia Hà Nội hướng tới một môi trường đại học thống nhất song song với thúc đẩy cải cách hành chính đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao năng lực quản trị. 5 năm gần đây, ĐHQGHN đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong các hoạt động ứng dụng CNTT, tạo cơ sở cho CĐS: Phần mềm đào tạo, phần mềm quản lý hoạt động, trang bị 160 phòng học thông minh,… ĐHQGHN là một trong những có thế mạnh có thể triển khai nhanh các dự án CĐS, để từ đó có thể nhân rộng trong toàn ĐHQGHN. Ngoài ra TS. Lê Quang Minh nhấn mạnh thêm “Để CĐS giáo dục thành công cần phải có quy hoạch tổng thể, theo lộ trình thích hợp, thực hiện đủ 3 biện pháp về thể chế, công nghệ và con người để đảm bảo khả năng thành công của dự án CĐS”.
TS. Lê Quang Minh, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ xu hướng chuyển đổi số
Một số hình ảnh khác tại Diễn đàn